Loading
Boss là thuật ngữ dùng để chỉ những người đứng đầu hoặc giám sát đội ngũ nhân viên. Thế nhưng, tùy theo từng trường hợp mà boss còn có nhiều ý nghĩa khác nhau. Để hiểu rõ boss là gì, bạn đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết này của theatticdelhi.org nhé.

I. Boss là gì?

Boss có nghĩa là ông chủ, người giám sát trực tiếp số lượng lớn nhân viên
Trong tiếng Anh, boss được hiểu là ông chủ, những người giám sát một số lượng nhân viên lớn, là người có năng lực để đưa ra các quyết định quan trọng.
Bản thân boss không phải là chức danh cụ thể nhưng lại được sử dụng nhiều để chỉ nhân viên cấp cao trong doanh nghiệp, công ty bao gồm giám đốc, người quản lý, người giám sát…

II. Điểm khác nhau giữa boss và leader

Thực tế, việc trở thành boss hay leader trong doanh nghiệp sẽ giúp tăng hiệu suất của đội ngũ nhân viên, đảm bảo quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng do nhiều người chưa thực sự hiểu boss là gì nên vẫn luôn nhầm lẫn với leader. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa boss và leader.

1. Mục tiêu

  • Đối với boss, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Họ có vai trò đảm bảo kết quả tài chính tốt nhất cho doanh nghiệp để phát triển. Boss không quan tâm cấp dưới làm như thế nào vì kết quả chính là điều họ quan tâm. Như vậy, hiểu đơn giản thì boss chỉ quan tâm đến kết quả chứ không phải quá trình thực hiện.
  • Còn leader, họ sẽ tập trung vào việc thay đổi con người, doanh nghiệp. Đối với leader, mục tiêu luôn là đạt được tầm nhìn mà họ đặt ra cho doanh nghiệp. Do đó mà leader luôn quan tâm, giúp đỡ cấp dưới để mọi người cùng phát triển. Thay vì kết quả thì họ quan tâm đến quá trình nhiều hơn.

2. Động lực

Mục tiêu, cách dẫn dắt của boss khác hoàn toàn so với leader
  • Với boss, động lực bắt nguồn từ những tiêu chuẩn. Họ sẽ quan tâm đến việc tìm kiếm những tiêu chuẩn tốt nhau và duy trì những việc để thực hiện. Nghĩa là boss sẽ cẩn thận trong việc đảm bảo cấp dưới thực hiện tốt những tiêu chuẩn đề ra trong quá trình làm việc.
  • Đối với leader, tầm nhìn của họ sẽ có tính bền vững hơn. Họ không quan tâm đến quy trình nào có thể thực hiện được nhiệm vụ, chỉ cần cấp dưới giữ những giá trị như một phần của công việc. Họ luôn muốn cung cấp năng lượng tích cực cho nhân viên. Do đó, thay vì đe dọa thì leader sẽ đưa ra những phần thưởng tích cực.

3. Cách tiếp cận

  • Phương pháp tiếp cận của boss là cấp dưới phải thực hiện những hướng dẫn của mình một cách nghiêm túc. Họ sẽ phác thảo kế hoạch và mong đợi cấp dưới thực hiện theo. Cách tiếp cận này của boss khá cứng nhắc nên đòi hỏi boss phải là người có kinh nghiệm, trình độ cao để thiết lập các mục tiêu.
  • Leader sẽ tiếp cận công việc qua sự hợp tác. Theo đó, họ sẽ yêu cầu cấp dưới cùng đưa ra những ý tưởng mới.

4. Mức độ trách nhiệm

  • Boss là người giao trách nhiệm và đặt cả trách nhiệm lên vai người thực hiện. Bởi vì thế mà cấp dưới có thể bị đổ lỗi nếu đi sai hướng. Về cơ bản, những ai không thực hiện theo sự chỉ đạo của boss đều có thể bị đổi lỗi.
  • Đối với leader, trách nhiệm giải trình sẽ thuộc về người đứng đầu. Những thất bại luôn là cơ hội để leader và đội của mình học hỏi. Hơn nữa, họ cũng luôn tìm ra giải pháp để khắc phục thất bại thay vì đổi lỗi cho người khác. Bên cạnh đó, leader cũng chia sẻ sự thành công với cấp dưới của mình thay vì nghĩ tất cả là do mình.

III. Bí quyết trở thành boss giỏi

Để xứng đáng được gọi là boss thì ngoài yếu tố kinh nghiệm, trình độ chuyên môn thì bạn cũng cần đến những yếu tố sau:

1. Lắng nghe ý kiến của nhân viên

Thực tế, không phải người sếp nào cũng biết cách lắng nghe ý kiến của nhân viên. Thế nhưng, khi đã biết lắng nghe thì boss có thể nắm bắt được tâm tư của cấp dưới. Từ đó có những giải pháp phù hợp trong cách quản lý của mình cũng như khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

2. Biết cách giao việc

Boss là người luôn biết lắng nghe và giao đúng việc cho nhân viên
Một người quản lý dù giỏi đến đâu thì cũng không thể làm hết mọi việc mà không cần đến cấp dưới. Nhưng giao việc cho ai, như thế nào thì không hề dễ dàng.
Để công việc diễn ra thuận lợi thì boss cần giao cho người biết làm việc, có tinh thần trách nhiệm. Hơn hết, giao việc cho đúng người còn hạn chế được áp lực với nhân viên và bản thân boss.

3. Không ngừng học hỏi

Xã hội ngày càng phát triển, điều này đòi hỏi boss phải học tập, nâng cao kinh nghiệm, trình độ của bản thân. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, boss cần học thêm các kỹ năng như quản lý, đánh giá nhân lực… Hãy chứng tỏ cho cấp dưới thấy bạn là người sếp có năng lực.

4. Tôn trọng nhân viên

Nếu bạn không phải là người sếp công bằng thì rất khó có được sự nể phục từ nhân viên. Điều này có nghĩa là tất cả nhân viên đều được tôn trọng, đối xử công bằng với chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng. Đặc biệt, boss không nên tỏ thái độ ưu tiên nhân viên này hoặc ghét bỏ cấp dưới kia.
Ngoài ra, boss cũng cần tiếp thu ý kiến của cấp dưới, thẳng thắn thừa nhận mọi vấn đề để khắc phục, xây dựng niềm tin cho toàn bộ nhân viên.

5. Hòa động, thân thiện

Là sếp lớn không có nghĩa là xa cách với nhân viên. Bạn hãy thân thiện với tất cả mọi người để có thể hiểu rõ họ khi giao việc. Tuy nhiên, boss cũng không nên thân thiết với cấp dưới vì có thể khiến nhiều người cảm thấy thiên vị.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được boss là gì. Nếu đang phấn đấu trở thành sếp lớn thì bạn nên trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống và không ngừng nỗ lực hơn nữa trong công việc nhé. Chúc bạn thành công.
Top